Thần Lương Hằng Ngày

PVLC Tuần 1 Mùa Vọng

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng theo chu kỳ phụng vụ Năm B.

Chu kỳ nào thì chu kỳ, Chúa Nhật của tuần đầu tiên trong 4 Chúa Nhật của Mùa Vọng,

bao giờ cũng về chủ đề Tỉnh Thức đợi trông Chúa đến.

Thật ra Chúa đã đến rồi nơi "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14),

thậm chí Người còn "ở cùng (chúng ta) cho đến tận thế" (Mt 28:20) nữa.

Chẳng những nơi Phụng vụ Thánh, nơi Thánh Thể, nơi LỜi Chúa, nơi quyền bính của Giáo Hội, nơi Cộng đồng Giáo Hội,

mà còn ở nơi thành phần những người anh chị em hèn mọn nhất của chúng ta được đồng hóa với Người.

Bởi vậy, Kitô hữu chúng ta phải làm sao cho Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh tiếp tục hiện thực,

nơi cuộc sống "đức tin được thể hiện qua đức bác ái" (Galata 5:6) của chúng ta là chúng ta liên lỉ "tỉnh thức" chờ đón Chúa đến.

Một trong những tác động "tỉnh thức" chờ Chúa đến, Đấng đã đến, nơi chính Lời của Người, đó là cử hành PVLC 

được Giáo Hội soạn dọn cho con cái của mình, như PVLC Tuần 1 Mùa Vọng ở những đường links sau đây:

Tuan I Mùa Vọng 

MV-CNI.B.mp3 / 

https://youtu.be/DU0FK0VaPHA (từ Mp3) / 

https://youtube.com/live/mjWQujZqh3k (livestream) 

MuaVong-ConDuongSaMac.mp3 (cho Chúa Nhật II cả 3 chu kỳ A-B-C) / 

https://youtu.be/yVtIwYMKOT4 (Chỉ Tuần I MV)

ChiaSe-BaiGiangDTCPhanxico.CN1MV.B.mp3 / https://youtu.be/scEEujLTQj8

ChiaSe-BaiGiangDTCPhanxico.CN1MV.B-TanCoNhac.mp3 / 

https://youtu.be/t2u3jM1Yc3w

 DTCPhanxico-BaiGiangvaHuanTuTruyenTinCNIMuaVong-B.mp3 / 

https://youtu.be/ISO-2je_qc4

https://youtu.be/tiBFsYkhubE (huấn từ và chia sẻ) / ChiaSe-

HuanTuTruyenTinDTCPhanxico.mp3 /  

https://youtu.be/gVjoaT05Hho (chỉ bài chia sẻ)

ThanhPhanxicoXavier-HanhTrinhTruyenGiaoAChau.mp3 / 

https://youtu.be/TnxpCUWTpYU (3/12 - Chúa Nhật)

Thu.2.TuanI-MV.mp3
ThanhGioanDamasceno.mp3 / 

https://youtu.be/Z_flrOYuWnM (4/12 - Thứ Hai)

Thu.3.TuanI-MV.mp3

Thu.4.MV-I.mp3

Thu.5.MV-I.mp3

ThanhAmbrosio.mp3 / 

https://youtu.be/MHi4VGUHO7c (7/12 - Thứ Năm)

DucMeVoNhiem.mp3/

https://youtu.be/DxjMJ0RacdI (8/12 - Thứ Sáu)

MV.TuanI-7.mp3


Suy nghiệm Lời Chúa 

Hôm nay là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, phụng vụ Lời Chúa dẫn chúng ta vào Mầu Nhiệm "LỜI ĐÃ HÓA THÀNH NHỤC THỂ VÀ Ở GIỮA CHÚNG TA" (Gioan 1:14). Tuy nhiên, ở ngay tuần đầu trong 4 tuần lễ của Mùa Vọng này, Giáo Hội chọn đọc các bài đọc và Phúc Âm theo chiều hướng dọn lòng cho con cái hướng về Mầu Nhiệm Giáng Sinh, Mầu Nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại, hiện thực lời hứa của Thiên Chúa hóa công ngay sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15), ở chỗ "tỉnh thức". Vì nếu không "tỉnh thức", như chính lời Chúa Giêsu kêu gọi và cảnh báo cho các môn đệ trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật I Mùa Vọng hôm nay, con người sẽ không thể nào nhận ra Vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người. Thế nhưng, "tỉnh thức" ở chỗ nào và như thế nào?

Theo Bài Đọc 1, được trích từ Sách Tiên Tri Isaia, thì "tỉnh thức" là ở chỗ tâm linh nhận biết mình với tất cả lòng trông đợi để được giải cứu, như trường hợp của dân Do Thái ngày xưa: "Lạy Chúa, tại sao Chúa để chúng con đi lạc xa đường Chúa, và làm cho tâm hồn chúng con trở nên chai đá, không còn biết kính sợ Chúa nữa? Vì các tôi tớ Chúa, các chi tộc thừa hưởng gia nghiệp Chúa, xin hãy đoái nhìn lại... Chúng con đã luôn luôn ở trong tình trạng tội lỗi, thì làm sao sẽ được cứu rỗi? Tất cả chúng con đều đầy vết nhơ, và công nghiệp chúng con đều như chiếc áo dơ bẩn. Và không còn ai kêu cầu thánh danh Chúa, không còn ai tỉnh thức để bám lấy Chúa. Chúa đã ẩn nấp không cho chúng con nhìn thấy nữa, và Chúa đã phó mặc chúng con cho quyền lực tội lỗi. Tuy nhiên, lạy Chúa, Chúa là Cha chúng con, chúng con là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng con đều do tay Chúa làm nên".  

Tâm trạng thật sự biết mình bằng tất cả lòng trông mong được cứu độ này của dân Chúa, Đấng đã ẩn khuất trước tội lỗi của họ, thành phần bởi nhờ biết mình như thế nên đã tỏ ra tin tưởng nguyện cầu cùng Chúa thiết tha hơn bao giờ hết rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống", như trong câu họa của Bài Đáp Ca hôm nay cho thấy, một câu họa sau mỗi một lời nguyện cầu đầy xác tín vào vị Thiên Chúa chân thật duy nhất quyền năng rất từ bi nhân ái của họ, những lời nguyện cầu trong Thánh Vịnh 79 ở Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Lạy Ðấng chăn dắt Israel, xin hãy lắng tai! Chúa ngự trên các Vệ Binh Thần, xin hiện ra trong sáng láng. Xin thức tỉnh quyền năng của Chúa, và ngự tới để cứu độ chúng con.

2) Lạy Chúa thiên binh, xin thương trở lại, tự trời cao xin nhìn coi và thăm viếng vườn nho này. Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đã cấy, bảo vệ ngành nho mà Ngài đã củng cố cho mình.

3) Xin Chúa ra tay bang trợ người ở bên tay hữu Chúa, con người mà Chúa đã củng cố cho mình. Chúng con sẽ không còn rời xa Chúa nữa, Chúa cho chúng con được sống, và chúng con ca tụng danh Ngài. 

Dân Do Thái trông mong Chúa là Đấng đến để giải cứu họ, Đấng "đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa", như Bài Đọc 1 cho thấy, bằng cách, họ "xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống", nghĩa là họ xin Chúa đừng chấp tội lỗi của họ, là thương xót đến họ, là thương cảm thân phận thấp hèn yếu đuối của họ, một hình ảnh ám chỉ Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh, mầu nhiệm Thiên Chúa vô cùng uy nghi cao cả, toàn thiện chí tôn trên các tầng trời, đã "băng qua các tầng trời mà ngự xuống", không còn ngăn cách giữa Thiên Chúa tối cao và loài người tội lỗi thấp hèn khốn nạn nữa, tức là đã từ trời cao mà hạ giáng xuống trần gian, ở chỗ: "Tuy vị thế là Thiên Chúa, nhưng Người đã không coi mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, trái lại, Người đã tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đòi, giống như loài người" (Philiphê 2:6-7). 

Thế nhưng việc nhập thể của Thiên Chúa lại hoàn toàn gây ra một thứ phản tác dụng khủng khiếp. Ở chỗ chính dân của Ngài là thành phần hằng trông mong Đấng Thiên Sai, trông "xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống" đã không thể nào nhận ra Ngài, nhận ra Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ nơi Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét là Con của Ngài, Đấng được Ngài sai đến với họ, nên qua thẩm quyền của đế quốc Roma, họ đã cố tình ra tay sát hại "tên" lộng ngôn đáng chết ấy vì "hắn" "chỉ là con người mà tự cho mình là Thiên Chúa" (Gioan 10:33). Và cho đến nay, sau cả 2 ngàn năm Thiên Chúa Giáng Sinh, dân Do Thái vẫn trông đợi Đấng Thiên Sai như lòng họ mong muốn, theo ý nghĩ thiển cận trần gian chủ quan của họ, chứ không phải Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa. 

Trong khi đó, dân ngoại làm nên thành phần dân Tân Ước lại tin vào Đấng Thiên Sai của dân Do Thái cũng là Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại. Bởi thế nên Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, qua Thư thứ nhất gửi Giáo Đoàn Corintô, ở Bài Đọc 2 hôm nay mới viết cho họ rằng: "Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra".  

Thật vậy, trong khi dân Do Thái trông đợi Đấng Thiên Sai của họ đến (lần thứ nhất đối với Kitô hữu) thì Kitô giáo trông đợi Người đến lần thứ hai. Thế nhưng, cũng như dân Do Thái, nếu không có đức tin do Thiên Chúa ban, Kitô hữu vẫn không thể nhận ra Người khi Người đến lần thứ hai, và vì thế cuối cùng không được hiệp nhất nên một với Ngài. Đó là lý do Thánh Phaolô cũng đã nhắn nhủ Kitô hữu Corinto trong cùng bức thư ở Bài Đọc 2 hôm nay như sau: "Cũng chính Ngài sẽ ban cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến. Thiên Chúa là Ðấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp nhất với Con của Người, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".  

Nghĩa là loài người nói chung và Kitô hữu chúng ta nói riêng được cứu độ là do bởi Lòng Thương Xót Chúa. Bởi thế, "tỉnh thức" ở đây có nghĩa là, chính yếu có nghĩa là tin tưởng, một tác động đức tin, vì chỉ có đức tin mới nhận ra Chúa, chẳng những như Ngài là Vị Thiên Chúa vô cùng uy linh cao cả theo thiên tính của Ngài, mà còn như Ngài là một con người nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng mặc lấy nhân tính của con người và giống như con người, thậm chí còn thấp hèn hơn con người bình thường, ở chỗ Người được sinh ra quá nghèo hèn và chết đi vô cùng đớn đau nhục nhã, hoàn toàn cho phần rỗi vô cùng quan trọng của họ. 

Trong Bài Phúc Âm hôm nay, bài Phúc Âm Chúa nói với thành phần "các môn đệ" của Người, thành phần được Người khuyên rằng "hãy tỉnh thức", lý do là "vì các con không biết lúc đó là lúc nào". Nghĩa là không biết lúc Người trở lại thế gian lần thứ hai. Ở Bài Phúc Âm Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B theo Phúc Âm Thánh Marcô hôm nay, chính Người đã tiết lộ việc Người đến lần thứ hai và thời điểm có thể vào lúc nào, qua câu Người nói: "Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức".  

Căn cứ vào nguyên trọn câu Chúa nói này và kết cấu của câu ấy thì có thể hiểu "người đi phương xa" đây là Chúa Kitô, "để nhà cửa lại" nghĩa là để Giáo Hội lại, "trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc", nghĩa là ban cho các tông đồ cùng với thành phần thừa kế các vị quyền hành thay người phục vụ dân Chúa trong việc quản trị Giáo Hội, giảng dạy và thánh hóa con cái của Giáo Hội, "căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức" đây có thể hiểu là chính những vị giám mục ở các Giáo Hội địa phương, nhất là vị Giáo Hoàng, thừa kế thánh Phêrô đại diện Chúa Kitô trên trần gian.  

Đúng thế, thành phần lãnh đạo dân Chúa của Giáo Hội là thành phần phải "tỉnh thức" trước hết và trên hết, vì các vị là thành phần những "người giữ cửa", chẳng những cho chính bản thân mình mà còn cho cả đoàn chiên được ủy thác cho các vị nữa. Bởi vì chính các vị cũng "không biết lúc nào chủ nhà trở về", một cuộc trở về bất cứ giờ nào trong ngày: "hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng". Thời điểm Chúa Kitô tái giáng vào bất cứ lúc nào trong một ngày 24 tiếng, dù vào lúc trời tối ("chiều tối, hoặc là nửa đêm") hay trời sáng ("hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng"). Tuy nhiên, đối với con người thì hầu như chỉ xẩy ra vào "nửa đêm" (xem Mathêu 25:6), như trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ phù dâu cho thấy, tức là lúc con người không ngờ, lúc con người say mê thế gian, quên mất Vị "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Gioan 1:5) của mình, hoàn toàn sống như vô thần duy vật, sống trong tội lỗi chết chóc, bị quyền lực tối tăm bao phủ. 

Thế nhưng, chính vì thế, chính vì con người không thể tự cứu mình, trái lại, còn cứ lao đầu vào chỗ tự diệt, về cả thể lý lẫn tâm linh bất khả cứu vãn như thế, mà chỉ vào lúc ấy, lúc con người chết đến "xông mùi" băng hoại ghê tởm như vậy (xem Gioan 11:39), Thiên Chúa mới ra tay vô cùng quyền năng của Ngài cứu độ con người theo Lòng Thương Xót vô biên toàn thiện toàn ái của Ngài, để nhờ đó Ngài có thể tỏ hết bản tính là tình yêu nhân hậu của Ngài ra, khiến con người tội lỗi vô cùng bất xứng, bất lực, bất hạnh, nhận biết Lòng Thương Xót của Ngài mà được cứu độ, mà được hiệp thông thần linh với Ngài. Đó là lý do Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay mới có câu tiền Phúc Âm: "Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia".